Điều Kiện Để Sở Hữu Quốc Tịch Châu Âu: Hướng Dẫn Toàn Diện Cho Nhà Đầu Tư
Updated: 13/11/2024
ĐĂNG KÝ NGAY CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TỊCH CHÂU ÂU
Việc sở hữu quốc tịch châu Âu mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả gia đình, từ tự do đi lại trong khu vực Schengen đến quyền sống và làm việc tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Cùng với đó là cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục và y tế tiên tiến, cùng những tiềm năng đầu tư và phát triển kinh tế. Vậy làm sao để sở hữu quốc tịch Châu Âu? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều kiện xin nhập quốc tịch tiêu biểu của một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary, Pháp, Bulgaria, và Malta.
I. Điều kiện sở hữu quốc tịch Tây Ban Nha
Chỉ có hai cách để có được quốc tịch Tây Ban Nha. Cách đầu tiên là sở hữu quốc tịch theo huyết thống từ cha mẹ hoặc kế thừa nếu đáp ứng đủ điều kiện. Cách thứ hai là quốc tịch theo dạng xin nhập tịch.
Để xin nhập quốc tịch Tây Ban Nha, bạn cần đảm bảo:
1. Thời gian cư trú liên tục
Thời gian cư trú liên tục tại Tây Ban Nha sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân:
- 10 năm: Đây là khoảng thời gian cư trú liên tục cần thiết đối với hầu hết các đối tượng người nước ngoài.
- 5 năm: Dành cho những người được công nhận là tị nạn tại Tây Ban Nha.
- 2 năm: Dành cho công dân từ các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Ibero-Mỹ (châu Mỹ Latin và một số quốc gia khác có liên kết lịch sử với Tây Ban Nha), Philippines, Bồ Đào Nha, Andorra, và Equatorial Guinea. Ngoài ra, người gốc Sephardic (người Do Thái Tây Ban Nha) cũng đủ điều kiện.
- 1 năm: Áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt, bao gồm:
- Người đã kết hôn với công dân Tây Ban Nha và đã sống ở Tây Ban Nha ít nhất 1 năm.
- Người sinh ra tại Tây Ban Nha.
- Người có cha mẹ, ông bà là người gốc Tây Ban Nha.
2. Lý lịch tư pháp trong sạch
Người xin nhập tịch cần có lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án, tiền sự tại Tây Ban Nha và quốc gia gốc của họ.
3. Hòa nhập với cộng đồng Tây Ban Nha
Người xin nhập tịch cần chứng minh sự hòa nhập của mình với xã hội Tây Ban Nha, thông qua:
- Trình độ tiếng Tây Ban Nha: Để chứng minh sự hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ Tây Ban Nha, người xin quốc tịch thường phải đạt trình độ tiếng Tây Ban Nha tối thiểu B1 theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR).
- Kiến thức về văn hóa, xã hội và luật pháp Tây Ban Nha: Phải vượt qua bài kiểm tra kiến thức về văn hóa, xã hội và luật pháp của Tây Ban Nha (CCSE).
4. Từ bỏ quốc tịch cũ
Đây là điều bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định xin lấy quốc tịch Tây Ban Nha bởi quốc gia này yêu cầu người xin quốc tịch phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình, trừ những người đến từ các quốc gia có thỏa thuận đặc biệt với Tây Ban Nha, như các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Ibero-Mỹ.
II. Điều kiện sở hữu quốc tịch Hungary
Để xin nhập quốc tịch Hungary, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện chính sau đây. Quy trình và yêu cầu có thể khác nhau tùy thuộc vào tình huống cá nhân và thời gian cư trú của mỗi người.
1. Thời gian cư trú liên tục
Người xin nhập tịch Hungary phải có thời gian cư trú hợp pháp và liên tục tại Hungary. Thời gian cư trú tối thiểu yêu cầu sẽ khác nhau tùy theo tình huống cụ thể:
- 8 năm cư trú liên tục: Đây là yêu cầu cơ bản đối với hầu hết các đối tượng người nước ngoài.
- 5 năm cư trú liên tục: Dành cho những người đủ điều kiện đặc biệt, chẳng hạn như người có quốc tịch của một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA), hoặc người tị nạn.
- 3 năm cư trú liên tục: Dành cho những người có vợ/chồng là công dân Hungary, người có cha mẹ hoặc con cái là công dân Hungary, hoặc người gốc Hungary.
- 1 năm cư trú liên tục: Dành cho người đã được công nhận là tị nạn tại Hungary hoặc người có quyền tị nạn.
2. Lý lịch tư pháp trong sạch
Người xin nhập quốc tịch Hungary cần có lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án, tiền sự tại Hungary cũng như tại quốc gia gốc của mình.
3. Sự hòa nhập với xã hội Hungary
Người xin nhập tịch cần chứng minh sự hòa nhập của mình với xã hội Hungary, thông qua:
- Trình độ tiếng Hungary: Phải chứng minh được khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Hungary, vì ngôn ngữ này là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xét duyệt quốc tịch.
- Kiến thức về văn hóa và xã hội Hungary: Người xin nhập tịch cần có sự hiểu biết cơ bản về lịch sử, văn hóa và luật pháp của Hungary.
4. Từ bỏ quốc tịch gốc
Hungary cho phép hai quốc tịch, vì vậy người xin nhập tịch không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình. Điều này giúp Hungary trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn giữ quốc tịch ban đầu trong khi vẫn có quyền lợi như công dân Hungary.
III. Điều kiện sở hữu quốc tịch Pháp
Nhìn chung, điều kiện xin nhập tịch Pháp không có quá nhiều điểm khác biệt so với Hungary hay Tây Ban Nha. Bạn sẽ vẫn cần đáp ứng một số điều kiện pháp lý và thủ tục nhất định, tùy thuộc vào tình huống cá nhân và thời gian cư trú tại Pháp.
1. Thời gian cư trú hợp pháp
Người xin nhập tịch thường phải có thời gian cư trú hợp pháp tại Pháp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là:
- 5 năm cư trú liên tục: Đây là yêu cầu cơ bản cho hầu hết các đối tượng. Người xin nhập tịch cần chứng minh rằng họ đã sống hợp pháp và liên tục ở Pháp ít nhất 5 năm.
- 2 năm cư trú liên tục: Áp dụng cho những người đã hoàn thành ít nhất 2 năm học đại học tại Pháp hoặc có các đóng góp đặc biệt cho quốc gia Pháp, chẳng hạn như trong lĩnh vực khoa học, thể thao, hoặc nghệ thuật.
Đối với những trường hợp đặc biệt như kết hôn với công dân Pháp, thời gian cư trú yêu cầu có thể giảm xuống còn 4 năm, với điều kiện cuộc hôn nhân vẫn duy trì trong thời gian đó và người xin nhập tịch đã sống cùng vợ/chồng tại Pháp.
2. Lý lịch tư pháp trong sạch
Người xin nhập tịch cần có lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án, tiền sự, đặc biệt là các tội liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác.
3. Sự hòa nhập với xã hội Pháp
Người xin nhập tịch phải chứng minh khả năng hội nhập vào xã hội Pháp thông qua các yếu tố sau:
- Trình độ tiếng Pháp: Phải đạt trình độ tiếng Pháp ít nhất là B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ (CEFR), đảm bảo khả năng giao tiếp tốt trong cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu biết về văn hóa và lịch sử Pháp: Người xin nhập tịch cần có hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử và các giá trị cơ bản của nước Pháp, chẳng hạn như các nguyên tắc của Cộng hòa Pháp và các quyền lợi và trách nhiệm của công dân Pháp.
4. Từ bỏ quốc tịch
Pháp không bắt buộc công dân nước ngoài khi xin nhập quốc tịch Pháp phải từ bỏ quốc tịch gốc của họ. Tương tự, người Pháp khi nhập quốc tịch nước ngoài cũng không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch Pháp. Tuy nhiên, các quốc gia khác có thể có những quy định khác nhau về song tịch, vì vậy người xin quốc tịch cần kiểm tra quy định của cả hai nước để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Người xin nhập tịch phải cam kết trung thành với nước Pháp. Điều này bao gồm việc ký một bản tuyên thệ trung thành, cam kết tôn trọng các giá trị và nguyên tắc của Cộng hòa Pháp. Bạn cũng cần sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ công dân nếu được yêu cầu.
IV. Điều kiện sở hữu quốc tịch Bồ Đào Nha
Theo quy định của chính phủ Bồ Đào Nha, người nước ngoài hoàn toàn có thể nhập quốc tịch vào nước này nếu sống ở đây trong một khoảng thời gian đủ dài.
1. Thời gian cư trú hợp pháp
- 5 năm: Người nộp đơn thường phải cư trú hợp pháp tại Bồ Đào Nha ít nhất 5 năm liên tục trước khi xin nhập tịch. Thời gian này có thể tính bằng cách có giấy phép cư trú hoặc thông qua các chương trình đầu tư như Golden Visa.
- 3 năm: Đối với một số trường hợp đặc biệt như kết hôn với công dân Bồ Đào Nha
2. Lý lịch tư pháp trong sạch
Người xin nhập tịch cần có lý lịch tư pháp trong sạch, không có tiền án tiền sự hoặc các hành vi phạm tội nghiêm trọng tại cả Bồ Đào Nha và quốc gia quê hương của họ.
3. Sự hòa nhập với xã hội Bồ Đào Nha
Người xin nhập tịch phải chứng minh sự hòa nhập vào xã hội Bồ Đào Nha, thông qua:
- Chứng minh khả năng giao tiếp bằng tiếng Bồ Đào Nha ở mức cơ bản, thường là mức A2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ (CEFR). Điều này giúp đảm bảo khả năng hòa nhập của người nhập tịch vào cộng đồng và văn hóa của Bồ Đào Nha.
- Hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử và pháp luật của đất nước này.
4. Từ bỏ quốc tịch
Bồ Đào Nha cho phép công dân được sở hữu hai quốc tịch. Cụ thể, luật pháp Bồ Đào Nha quy định, công dân nước này nhập tịch nước ngoài sẽ không bị mất quyền công dân Bồ Đào Nha của mình. Tương tự như vậy, người nước ngoài nhập quốc tịch Bồ Đào Nha cũng sẽ không phải từ bỏ quốc tịch đầu tiên của mình.
V. Điều kiện sở hữu quốc tịch Malta
Để xin nhập quốc tịch Malta, người nước ngoài có thể lựa chọn theo nhiều diện khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thông qua các chương trình đầu tư định cư.
1. Chương trình Đầu tư Quốc tịch Malta (Malta Citizenship by Naturalization for Exceptional Services by Direct Investment)
Chương trình này dành cho những cá nhân có khả năng đầu tư lớn vào Malta. Điều kiện chính bao gồm:
Đầu tư tài chính:
- Chứng minh nguồn tiền có nguồn gốc hợp pháp
- Mua bất động sản tối thiểu 700.000EUR HOẶC thuê bất động sản từ 16.000EUR/năm. Duy trì bất động sản hoặc hợp đồng thuê nhà 5 năm kể từ khi có quốc tịch.
- Quyên góp 10.000 EUR cho các quỹ cộng đồng, tổ chức từ thiện có đăng ký tại Malta
- Trao tặng tiền cho chính phủ Malta
- Trao tặng chính phủ Malta số tiền (không hoàn lại) 750.000EUR (chưa bao gồm các thành viên phụ thuộc) và được nộp hồ sơ xét tư cách nhập tịch Malta sau 12 tháng, HOẶC
- Trao tặng chính phủ (không hoàn lại) 600.000 EUR (chưa bao gồm các thành viên phụ thuộc) và được nộp hồ sơ xét tư cách nhập tịch Malta sau 36 tháng.
Lý lịch tư pháp trong sạch:
Người nộp đơn và các thành viên trong gia đình không được có tiền án tiền sự và phải vượt qua quy trình thẩm tra an ninh nghiêm ngặt của chính phủ Malta.
2. Nhập tịch qua hôn nhân
Công dân nước ngoài kết hôn với công dân Malta có thể xin nhập tịch sau 5 năm kết hôn và chung sống tại Malta.
Phải chứng minh mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, ổn định và có đăng ký tại Malta.
3. Nhập tịch qua thời gian cư trú (Naturalization)
Người nước ngoài có thể xin nhập tịch nếu đã cư trú hợp pháp tại Malta trong thời gian tối thiểu 7 năm liên tục, bao gồm cả thời gian cư trú tạm thời và dài hạn.
Cần chứng minh có lý lịch tư pháp trong sạch và khả năng hòa nhập vào xã hội Malta, cũng như có nguồn tài chính ổn định.
VI. Quyền lợi khi sở hữu quốc tịch Châu Âu
Khi sở hữu quốc tịch châu Âu, bạn không chỉ giúp mở rộng cánh cửa ra thế giới mà còn đảm bảo cuộc sống an toàn, ổn định và tiện nghi cho cả gia đình. Những quyền lợi vượt trội có thể kể đến như:
1. Tự Do Đi Lại và Miễn Thị Thực Trên Toàn Thế Giới
Công dân châu Âu được tự do di chuyển và cư trú tại 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và một số nước khác trong Khu vực Schengen mà không cần visa.
Hộ chiếu châu Âu nằm trong số những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, cho phép miễn thị thực đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, và nhiều nước phát triển khác.
2. Quyền Lao Động và Kinh Doanh Không Giới Hạn
Công dân EU có quyền làm việc, học tập và thành lập doanh nghiệp tại bất kỳ quốc gia thành viên nào mà không cần giấy phép lao động. Chính sách hỗ trợ từ các nước EU còn giúp tối ưu cơ hội nghề nghiệp và đầu tư, đồng thời tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn 500 triệu dân.
3. Hưởng Chế Độ Phúc Lợi Cao Cấp
Các quốc gia châu Âu nổi tiếng với hệ thống an sinh xã hội và y tế phát triển. Công dân có quyền tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, các chế độ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội, lương hưu, giáo dục công miễn phí hoặc chi phí thấp cho con cái và các dịch vụ công khác.
4. Quyền Bầu Cử và Tham Gia Chính Trị
Công dân EU có quyền tham gia bầu cử tại nơi cư trú, bao gồm bầu cử nghị viện EU và bầu cử địa phương. Điều này tạo điều kiện tham gia vào các quyết định chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình.
5. Giáo Dục Chất Lượng Cao với Học Phí Ưu Đãi
Công dân châu Âu được hưởng ưu đãi về học phí khi học tại các trường đại học và tổ chức giáo dục ở châu Âu. Điều này giúp người sở hữu quốc tịch châu Âu có cơ hội học tập với chi phí thấp hoặc miễn phí tại các nền giáo dục tiên tiến.
6. Quyền Được Bảo Vệ Ngoài Lãnh Thổ Châu Âu
Khi sống hoặc đi du lịch bên ngoài châu Âu, công dân EU có quyền được đại sứ quán hoặc lãnh sự quán các nước EU khác hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp tại quốc gia mà nước mình không có đại diện ngoại giao.
Tóm lại, có được quốc tịch châu Âu là một con đường dài nhưng đầy hứa hẹn, mang lại cho bạn và gia đình nhiều quyền lợi và cơ hội. Tùy vào quốc gia bạn muốn định cư, hãy cân nhắc các điều kiện và chi phí phù hợp.
Nếu bạn quan tâm đến câu chuyện định cư Châu Âu, hãy liên hệ Ethos để được tư vấn và hỗ trợ làm hồ sơ, giúp bạn và gia đình hiện thực hóa ước mơ trở thành công dân châu Âu một cách dễ dàng.