10 Hiểu Lầm Phổ Biến Về Quốc Tịch Châu Âu Và Cách Để Được Cấp Quốc Tịch
Updated: 14/03/2025
Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia, và công dân của bất kỳ quốc gia nào trong số này cũng đồng thời là công dân EU. Ví dụ, Federico vừa là công dân Ý vừa là công dân EU.
Hộ chiếu của các nước EU mang lại quyền tự do sinh sống, làm việc, học tập tại hầu hết các quốc gia thành viên EU, cũng như quyền di chuyển tự do trong khối Schengen. Ngoài ra, công dân EU có thể nhập cảnh vào nhiều quốc gia trên thế giới mà không cần thị thực hoặc theo quy trình đơn giản hơn – điều kiện nhập cảnh cụ thể sẽ tùy thuộc vào quốc tịch của từng nước EU.
Nhiều người cho rằng quốc tịch EU rất dễ dàng có được, nhưng thực tế không phải vậy. Ví dụ, việc sinh con tại Châu Âu không đồng nghĩa với việc đứa trẻ tự động trở thành công dân EU, và hộ chiếu không thể được mua như một món hàng.
Ngay cả khi tham gia chương trình đầu tư lấy quốc tịch, người xin cấp quốc tịch cũng phải trải qua quá trình kiểm tra nguồn tài chính nghiêm ngặt (Due Diligence) để chứng minh tài sản hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe.
Hãy cùng Ethos làm sáng tỏ những hiểu lầm về quốc tịch EU và tìm hiểu con đường hợp pháp để sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực này
Hiểu lầm 1: Em bé sinh ra tại một quốc gia EU sẽ tự động trở thành công dân nước đó
Nhiều người tin rằng một em bé sinh ra trên lãnh thổ Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tự động được cấp quốc tịch nước sở tại.
Trên thực tế, một số quốc gia trên thế giới áp dụng nguyên tắc “jus soli” (quyền quốc tịch theo nơi sinh), nghĩa là trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia đó sẽ mặc định trở thành công dân. Nguyên tắc này phổ biến tại một số nước thuộc châu Mỹ như Canada, Brazil, Mexico, Argentina. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, mọi em bé sinh ra trên đất Mỹ đều trở thành công dân Mỹ, miễn là cha mẹ không phải là nhân viên ngoại giao. Điều này được quy định trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Hiện tại nguyên tắc này đang gặp nhiều tranh luận về khả năng hạn chế hoặc bãi bỏ, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định chính thức nên nguyên tắc vẫn được áp dụng.
Tuy nhiên, tại Liên minh Châu Âu, nguyên tắc “jus soli” không được áp dụng. Thay vào đó, EU cấp quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống (“jus sanguinis”). Điều này có nghĩa là một em bé chỉ có thể được cấp quốc tịch EU nếu ít nhất một trong hai cha mẹ là công dân của một quốc gia thành viên EU. Trong trường hợp này, quốc tịch của em bé sẽ được đăng ký tại lãnh sự quán của quốc gia đó.
Một số quốc gia EU có áp dụng quyền “jus soli” nhưng với nhiều hạn chế. Ví dụ:
- Pháp: Một đứa trẻ có cha mẹ là người nước ngoài sẽ được cấp quốc tịch Pháp khi tròn 18 tuổi, với điều kiện đã sinh sống tại Pháp ít nhất 5 năm.
- Đức: Trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài có thể trở thành công dân Đức khi 8 tuổi, nếu cư trú hợp pháp tại Đức từ khi sinh ra.
- Ý và Tây Ban Nha: Để được cấp quốc tịch theo nơi sinh, cả đứa trẻ và ít nhất một phụ huynh phải được sinh ra tại quốc gia đó.
Như vậy, việc sinh con tại Châu Âu không đảm bảo đứa trẻ sẽ được cấp quốc tịch, trừ khi đáp ứng các điều kiện theo luật pháp của từng quốc gia.
Hiểu lầm 2: Có thể lấy quốc tịch EU thông qua hôn nhân giả
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần kết hôn với một công dân EU, họ sẽ nhanh chóng có quốc tịch. Một số đối tượng còn rao bán dịch vụ kết hôn giả để nhập tịch châu Âu dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế không hề đơn giản như vậy.
Việc nhập tịch qua hôn nhân hoàn toàn hợp pháp nhưng yêu cầu đáp ứng những điều kiện rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn, tại Đức, người nước ngoài phải kết hôn hợp pháp với công dân Đức và sống chung ít nhất 3 năm trước khi đủ điều kiện nộp đơn xin quốc tịch.
Ngoài ra, hôn nhân phải tuân thủ đúng định nghĩa về gia đình theo pháp luật Đức. Nếu các cặp đôi không thực sự chung sống, cuộc hôn nhân có thể bị hủy bỏ, người nước ngoài có thể bị phạt hành chính hoặc trục xuất. Việc giả vờ là một cặp đôi hoàn hảo có thể là một kịch bản hay cho phim ảnh, nhưng trong thực tế, điều này không thể qua mắt được các cơ quan di trú.
Các quy định dành cho vợ/chồng không phải công dân EU cũng tương tự ở nhiều quốc gia khác:
- Malta: Có thể xin nhập quốc tịch sau 5 năm kết hôn, không bắt buộc phải sống tại Malta.
- Bồ Đào Nha: Thời gian yêu cầu chỉ 3 năm, nhưng người nộp đơn phải học và biết tiếng Bồ Đào Nha.
Tóm lại, kết hôn với công dân EU không đồng nghĩa với việc ngay lập tức có quốc tịch. Mọi thủ tục đều cần tuân theo luật pháp chặt chẽ, và việc làm giả hôn nhân không chỉ bất hợp pháp mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hiểu lầm 3: Có thể mua quốc tịch châu Âu
Nhiều người lầm tưởng rằng có thể mua hộ chiếu EU giống như mua một chiếc du thuyền hay ô tô. Thực tế, điều này xuất phát từ sự hiểu sai về các chương trình đầu tư lấy quyền cư trú hoặc nhập tịch tại châu Âu.
Hiện nay, một số quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bulgaria và Malta triển khai chương trình đầu tư để nhận quyền cư trú hoặc nhập tịch. Theo đó, nhà đầu tư rót vốn vào nền kinh tế quốc gia – thường bằng cách mua bất động sản – và được hưởng quy trình xét duyệt đơn giản hơn để xin thường trú hoặc nhập tịch.
Tuy nhiên, không có chương trình nào cho phép mua quốc tịch ngay lập tức. Để trở thành công dân EU, nhà đầu tư cần định cư hợp pháp và chứng minh sự hòa nhập vào xã hội trước khi xin nhập tịch. Chẳng hạn, tại Tây Ban Nha, Bulgaira hay Bồ Đào Nha, sau 5 năm cư trú, nhà đầu tư có thể nộp đơn xin quốc tịch.
Trong số các quốc gia EU, Malta cung cấp con đường nhanh nhất để nhập tịch thông qua chương trình nhập tịch vì đóng góp đặc biệt. Nhà đầu tư trước tiên phải có thẻ cư trú Malta và duy trì trong 12 hoặc 36 tháng, tùy thuộc vào mức đầu tư (từ 600.000 – 750.000 EUR). Sau đó, họ có thể nộp đơn xin nhập tịch mà không cần sống tại Malta.
Hiểu lầm 4: Có thể đầu tư để lấy quốc tịch ở bất kỳ quốc gia EU nào
Không phải tất cả các nước châu Âu đều cấp quốc tịch thông qua đầu tư. Do các vấn đề về nhập cư, hầu hết các quốc gia chỉ cung cấp quyền cư trú, chứ không phải quyền công dân.
Hiện nay, chỉ một số ít quốc gia châu Âu cho phép nhập tịch qua đầu tư với điều kiện đặc biệt:
-
Malta: Có thể nhập tịch sau 14 tháng cư trú nếu vượt qua vòng kiểm tra lý lịch chặt chẽ. Nhà đầu tư cần đóng góp tối thiểu 600.000 EUR (duy trì cư trú 36 tháng) hoặc 750.000 EUR (12 tháng), mua bất động sản tối thiểu 700.000 EUR hoặc thuê nhà với chi phí 16.000 EUR/năm, và quyên góp 10.000 EUR cho tổ chức phi chính phủ.
-
Tây Ban Nha: Chương trình thị thực Phi lợi nhuận cho phép đương đơn trở thành cư trú nhân hợp pháp tại Tây Ban Nha sau 4-6 tháng với khoản chứng mình tài chính từ 28.800 EUR/năm. Sau 5 năm sinh sống tại Tây Ban Nha, đương đơn có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch.
-
Bồ Đào Nha: Sau 5 năm cư trú theo chương trình Golden Visa, nhà đầu tư có thể xin nhập tịch. Điều kiện cư trú rất linh hoạt – chỉ cần có mặt 14 ngày mỗi 2 năm. Hình thức đầu tư phổ biến nhất là mua bất động sản trị giá từ 350.000 – 500.000 EUR, đầu tư vào quỹ tài chính hoặc mở doanh nghiệp tại Bồ Đào Nha.
-
Bulgaria: Chương trình Thường trú nhân vĩnh viễn thông qua đầu tư tài sản từ 250.000 EUR. Sau 5 năm đương đơn và gia đình có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch, không yêu cầu ngôn ngữ, không yêu cầu cư trú.
Lưu ý quan trọng, Không có bất kỳ quốc gia nào đảm bảo 100% quyền nhập tịch dù nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện tài chính. Quyết định cuối cùng luôn thuộc về cơ quan xét duyệt quốc tịch của từng quốc gia, và mỗi hồ sơ đều phải trải qua quá trình kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt.
Hiểu lầm 5: Nếu bị từ chối đơn đăng ký, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đã nộp
Nhiều người cho rằng các chương trình đầu tư lấy quốc tịch là những sáng kiến tư nhân không minh bạch. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Các chương trình cấp quyền cư trú và nhập tịch thông qua đầu tư đều được quy định chặt chẽ trong luật pháp của từng quốc gia. Chẳng hạn, Luật Nhập cư Malta (Maltese Immigration Act) quy định rõ lộ trình nhập tịch bằng hình thức đóng góp đặc biệt thông qua đầu tư trực tiếp.
Quá trình triển khai các chương trình này được chính phủ giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tuân thủ quy định. Nhà đầu tư chỉ có thể tham gia thông qua đại lý được cấp phép, chẳng hạn như các công ty tư vấn tài chính hoặc luật sư chuyên ngành. Không thể tự nộp hồ sơ trực tiếp.
Ví dụ, tại Malta, việc cấp phép và giám sát hoạt động của các đại lý được thực hiện bởi Cơ quan Cộng đồng Malta (Community Malta Agency). Quyết định cuối cùng về việc cấp hộ chiếu do Bộ trưởng phụ trách quốc tịch phê duyệt.
Các bước để xin hộ chiếu thông qua đầu tư được quy định sẵn trong luật. Nhà đầu tư chỉ chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ đặc biệt sau khi đã được chấp thuận. Hơn nữa, không có chuyện yêu cầu đầu tư trước khi xét duyệt hồ sơ. Nếu một đơn vị nào đó đề nghị bạn chuyển tiền trước rồi mới nộp hồ sơ, đó chắc chắn là dấu hiệu lừa đảo.
Đúng là một số hồ sơ xin quốc tịch Malta có thể bị từ chối nếu không vượt qua quy trình kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt (Due Diligence). Lý do thường gặp là che giấu tiền án tiền sự hoặc không chứng minh được nguồn gốc tài chính hợp pháp. Năm 2021, Malta siết chặt quy trình đánh giá hồ sơ, dù trước đó đã rất khắt khe – giai đoạn 2013-2020, 25% đơn đăng ký đã bị từ chối.
Giải pháp đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư
Để giúp nhà đầu tư tránh những rủi ro đáng tiếc, Ethos cung cấp dịch vụ kiểm tra an ninh miễn phí trước chính thức kí hợp đồng. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ kiểm tra sơ bộ hồ sơ Due Diligence trước khi nộp đơn chính thức. Đội ngũ của chúng tôi có chuyên gia, luật sư tại Malta, đảm bảo hồ sơ của bạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xét duyệt và tránh những bất ngờ không mong muốn trong quá trình tham gia chương trình.
Liên hệ Ethos để được tư vấn về những chương trình đầu tư nhận quốc tịch Châu Âu cập nhật nhất 2025
Hiểu lầm 6: Hộ chiếu nhận được qua đầu tư khác với hộ chiếu của công dân EU thông thường
Một số chương trình đầu tư lấy quốc tịch yêu cầu nhà đầu tư duy trì một số điều kiện nhất định trong vài năm đầu sau khi nhập tịch. Điều này đôi khi khiến nhiều người hiểu lầm rằng nhà đầu tư chỉ được hưởng một phần quyền lợi công dân của quốc gia đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, hộ chiếu nhận được qua đầu tư không có bất kỳ sự khác biệt nào so với hộ chiếu của công dân thông thường trong Liên minh châu Âu (EU). Nhà đầu tư được hưởng đầy đủ quyền công dân, bao gồm:
- Tự do di chuyển trong EU và khối Schengen
- Miễn thị thực hoặc nhập cảnh dễ dàng vào hơn 180 quốc gia, bao gồm Mỹ và Anh
- Sinh sống lâu dài cùng gia đình tại bất kỳ quốc gia EU nào
- Làm việc, kinh doanh hợp pháp tại các quốc gia thành viên EU
- Sở hữu bất động sản, cho thuê và hưởng lợi nhuận từ tài sản
- Tiếp cận hệ thống y tế châu Âu
- Chuyển quốc tịch cho con cái sinh ra tại EU
- Mở tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính châu Âu
- Được bảo vệ theo hệ thống luật pháp của quốc gia sở tại
Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn có một số điều kiện riêng dành cho nhà đầu tư. Tại Malta, yêu cầu quan trọng nhất là nhà đầu tư phải duy trì sở hữu hoặc thuê nhà trong ít nhất 5 năm. Nếu bán bất động sản hoặc chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn, quốc tịch có thể bị thu hồi. Chính phủ cũng sẽ thực hiện kiểm tra giám sát trong vài năm đầu sau khi nhà đầu tư được cấp quốc tịch.
Hiểu lầm 7: Nhà đầu tư phải từ bỏ quốc tịch gốc và chịu thuế tại quốc gia mới
Lầm tưởng này xuất phát từ sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm “quốc tịch thứ hai” và “quốc tịch kép”.
🔹 Quốc tịch thứ hai (Second citizenship) là khi một người được hai quốc gia công nhận là công dân độc lập của cả hai nước, với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ tại cả hai nơi, bao gồm đóng thuế và nghĩa vụ quân sự (nếu có). Ví dụ, Nga chỉ công nhận người có hai quốc tịch là công dân Nga, trong khi Pháp công nhận họ là công dân Pháp.
🔹 Quốc tịch kép (Dual citizenship) là thuật ngữ pháp lý chỉ trường hợp hai quốc gia có thỏa thuận đặc biệt nhằm điều phối các quyền lợi về an sinh xã hội, giáo dục và nghĩa vụ quân sự.
Hầu hết các quốc gia cung cấp chương trình đầu tư lấy quốc tịch đều chấp nhận công dân có quốc tịch thứ hai. Các nước như Malta, Bồ Đào Nha, Hy Lạp đều không yêu cầu nhà đầu tư phải từ bỏ hộ chiếu gốc.
Về nghĩa vụ thuế, việc trở thành công dân không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải đóng thuế tại quốc gia mới. Một cá nhân chỉ trở thành cư dân thuế khi sinh sống tại một quốc gia trên 183 ngày/năm. Nghĩa là dù sở hữu hộ chiếu EU, bạn vẫn có thể chọn nơi cư trú thuế phù hợp, dựa trên quyền di chuyển tự do trong khối EU.
Hiểu lầm 8: Phải sinh sống vĩnh viễn tại quốc gia cấp quốc tịch thứ hai
Không có chương trình đầu tư nào tại châu Âu yêu cầu công dân mới phải cư trú dài hạn tại nước cấp quốc tịch. Sau khi có hộ chiếu thứ hai, nhà đầu tư có quyền tự do sinh sống ở bất cứ đâu. Hơn nữa, công dân EU có thể di chuyển và định cư tại bất kỳ quốc gia nào trong khối EU, chỉ cần thực hiện đăng ký nơi cư trú mới trong vòng ba tháng sau khi chuyển đến.
Rất nhiều nhà đầu tư sau khi có quốc tịch Malta đã chọn định cư tại các quốc gia có mức sống cao hơn như Đức, Hà Lan hoặc Ý.
Tuy nhiên, nếu sinh sống trên 183 ngày/năm tại một quốc gia, cá nhân đó sẽ tự động trở thành cư dân thuế của quốc gia đó. Quy định này áp dụng cho toàn bộ các nước EU.
Hiểu lầm 9: Con cái đã trưởng thành không thể nhận quốc tịch cùng nhà đầu tư
Tại nhiều quốc gia EU, con cái đã trưởng thành của nhà đầu tư vẫn có thể nhận được thẻ cư trú hoặc quốc tịch. Điều này đúng với các chương trình cư trú tại Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Riêng chương trình của Malta, con dưới 26 tuổi và cha mẹ của nhà đầu tư đều có thể tham gia cùng hồ sơ xin quốc tịch.
Tuy nhiên, điều kiện chung là các thành viên bổ sung phải có sự phụ thuộc tài chính vào nhà đầu tư, điều này có thể được chứng minh thông qua:
✅ Đăng ký cư trú chung tại một địa chỉ
✅ Sao kê ngân hàng với các khoản chu cấp tài chính thường xuyên
Các luật sư chuyên gia sẽ hỗ trợ nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho con cái và cha mẹ khi tham gia chương trình.
Hiểu lầm 10: Con cháu của nhà đầu tư không được thừa hưởng quốc tịch EU
Lầm tưởng này xuất phát từ sự khác biệt giữa các quốc gia EU về quy định thừa kế quốc tịch.
Với chương trình của Malta, quốc tịch được truyền lại cho thế hệ sau, bất kể nơi sinh sống. Nếu nhà đầu tư đã nhận hộ chiếu Malta, con và cháu sinh ra sau đó gần như chắc chắn sẽ mang cả hai quốc tịch – quốc tịch gốc và quốc tịch EU. Ở một số quốc gia EU khác, yêu cầu có thể khắt khe hơn, đòi hỏi một hoặc cả hai cha mẹ phải sinh sống tại nước sở tại.
Cách để có được quốc tịch EU
Về mặt pháp lý, có ba con đường chính để có được hộ chiếu châu Âu:
Nhập tịch thông qua đầu tư
- Nhà đầu tư sẽ trải qua quá trình nhập tịch theo lộ trình thông thường: đầu tiên nhận thẻ cư trú, sau đó đủ điều kiện xin quốc tịch.
- Tây Ban Nha, Bulgaria, Pháp đang là một vài quốc gia có thời gian xét duyệt thẻ cư trú nhanh nhất (từ 4-6 tháng). Sau 5 năm có thể nộp đơn xin nhập tịch.
Nhập tịch theo diện cư trú dài hạn (naturalization)
- Đây là con đường phổ biến và tiêu chuẩn nhất, nhưng thường kéo dài từ 10 năm trở lên.
- Quy trình gồm các giai đoạn:
✅ Nhận thẻ cư trú tạm thời (5 năm)
✅ Nhận thẻ thường trú nhân (5 năm)
✅ Đăng ký xin quốc tịch - Người nộp đơn cần chứng minh mối quan hệ với quốc gia, vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ và lịch sử, và tuyên thệ trung thành với đất nước.
Nhập tịch theo diện hồi hương (repatriation)
- Phù hợp với những người buộc phải rời khỏi đất nước trước đây và hậu duệ của họ. Ví dụ, Hungary đã cấp quốc tịch cho khoảng 1 triệu người gốc Hungary tại Romania và Slovakia.